Các thành phần của sơn.
Sở dĩ sơn tường có màu sắc tươi sáng, đa dạng và bám dính lâu như vậy là do chúng được cấu tạo từ những thành phần sau đây:
– Nhựa sơn
Hay còn gọi là chất tạo màng sơn, là phần chính của sơn, chiếm từ 40 – 60%, đóng vai trò tạo sự liên kết giữa các thành phần của sơn tạo nên độ kết dính và tạo độ bền cho màu sơn. Bao gồm các chất như Alkyd, Acrylic, Epoxy, Polyurethane, Fluorocarbon.
– Bột màu
Giống như tên gọi của nó, bột màu đóng vai trò tạo màu, tạo độ bền và độ cứng của màng sơn, bao gồm bột màu gốc, bột màu bổ sung và bột chống gỉ.
– Chất phụ gia
Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong thành phần của sơn (0 – 5%) nhưng chất phụ gia giữ vai trò vô cùng quan trọng. Chất này có tác dụng tăng độ bền cho sơn, chống chịu tốt với thời tiết, tăng độ bóng cứng và độ phủ cho sơn, tăng thời gian bảo quản của sơn, chống nấm mốc.
– Dung môi
Là yếu tố cần thiết cho cả quá trình sơn, có tác dụng hoà tan nhựa và bột màu.
– Bột độn
Các chất độn thường được sử dụng như Carbonate, KaolineOxide titan, giữ chức năng cải tiến một số tính chất của sơn như độ bóng, độ mượt mà của sơn.
Những câu chuyện xoay quanh kinh doanh hóa chất ngành sơn.
Trong kinh doanh hóa chất ngành sơn thì yếu tố cạnh tranh giữa các hãng sơn, doanh nghiệp luôn là chủ đề được bàn luận nhiều nhất.
– Phân khúc thị trường sơn Việt Nam
Hiện nay thị trường sơn Việt Nam có thể tạm chia thành 4 phân khúc. Phân khúc thứ nhất là là sơn cao cấp của các thương hiệu ngoại. Nhóm thứ hai là các thương hiệu đến từ các nước châu Á như 4 Oranges, TOA, SeaMaster… Nhóm thứ ba là các thương hiệu trong nước như Kova, Tison… Nhóm còn lại là các cơ sở sản xuất sơn nhỏ lẻ, rải rác khắp cả nước.
– Những đại gia ngoại nào đang chi phối thị trường sơn Việt Nam?
Hiện Việt Nam có hơn 60 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sơn, tuy nhiên phần lớn là các doanh nghiệp ngoại đến từ Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan,.. với 65% thị phần. Ta có thể điểm mặt các đại gia ngoại n5hư AkzoNobel với thương hiệu sơn Dulux và Maxilite, PPG, Dupont, Nippon, sơn Mykolor, Spec của 4 Orange.
– Cuộc đua giành thị phần sơn
Nhìn nhận được không có khả năng cạnh tranh với các hãng sơn ngoại trong lĩnh vực quảng bá sản phẩm qua các kênh truyền thông với kinh phí lớn, các hãng sơn nội địa đưa ra kế hoạch giành thị phần bằng giá cạnh tranh và chiết khấu thương mại lớn. Chẳng hạn như tung các dòng sản phẩm có chất lượng tương đương những giá thấp hơn từ 30 – 50% hay giảm giá “khủng” cũng là một đòn cạnh tranh hiệu quả trong kinh doanh hóa chất ngành sơn.
– Kinh doanh hóa chất ngành sơn chỉ dựa trên kênh phân phối liệu có đủ?
Kênh phân phối là cốt lõi để đảm bảo doanh thu bền vững, vì vậy các doanh nghiệp dành rất nhiều nỗ lực để xây dựng 1 hệ thống phân phối vững chắc gồm các đại lý sơn, thợ thầu, thợ sơn, chủ đầu tư. Tuy nhiên do bị tận dụng quá triệt để, hiện nay các kênh phân phối có nguy cơ bị bão hòa.
– Hãng sơn nội sáng tạo và tìm đường ngách
Các doanh nghiệp sản xuất sơn nội địa chiếm khoảng 35% thị phần với một số hãng sơn có quy mô lớn như Á Châu, Kova,… Một trong những doanh nghiệp ghi dấu ấn trên thị trường sơn Việt không thể không kể đến hãng sơn Á Châu với sản phẩm sơn Lucky Paint được sản xuất theo công nghệ tiên tiến của Mỹ – một hướng đi tự đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm mà phần lớn các doanh nghiệp nội muốn hướng tới.
Nguồn: hangsonachau.com