1. Ưu và nhược điểm của sơn Epoxy gốc dầu
Loại sơn epoxy gốc dầu hay còn có tên gọi là sơn epoxy gốc dung môi dầu. Đây là sản phẩm được chế tạo từ Epoxy hai thành phần chuyên dùng cho nền sàn bê tông. Đối với các xưởng tiền chế, xí nghiệp, nhà máy công nghiệp… thường yêu cầu một kết cấu nền bê tông thật ổn định và hoàn hảo nhất. Khi đó loại sơn epoxy gốc dung môi chính là sự lựa chọn đúng đắn.
Ngoài ra thi công sơn epoxy gốc dầu cũng được ứng dụng cho nhiều đối tượng đa dạng khác nhau, chẳng hạn như: nền nhà xưởng, tầng hầm, nhà để xe, nhà máy xí nghiệp sản xuất hóa chất,… Đặc biệt loại sơn này còn được tin tưởng dùng cho các kết cấu sắt thép, lĩnh vực công nghiệp đóng tàu…
Ưu điểm của sơn Epoxy gốc dầu
– Đáp ứng đầy đủ nhu cầu: một trong những mục đích được nhiều chủ đầu tư lựa chọn sử dụng loại sơn epoxy gốc dung môi là để chống bám bụi, và giúp việc vệ sinh trở nên dễ dàng hơn. Điều này sẽ giúp các xưởng đạt được những tiêu chuẩn đặt ra theo quy định và đặc biệt là tiêu chuẩn 5S.
– Thời gian thi công: các nhà xưởng thường có diện tích rất lớn lên đến hàng ngàn mét vuông, do đó rất cần thiết để rút ngắn thời gian sơn càng nhiều càng tốt. Khi đó chỉ cần thực hiện theo quy trình sơn epoxy 1 lót, sau đó phủ 2 lớp sẽ giúp bạn có được mặt sàn nhà xưởng sơn epoxy gốc dầu theo mong muốn chỉ trong thời gian giới hạn.
– Mức giá hợp lý: Trong số các loại sơn thuộc dòng epoxy thì loại sơn gốc dầu này có giá thành rẻ nhất, chỉ nằm khoảng từ 80.000đ đến 150.000đ tùy theo diện tích bề mặt xưởng. Không những thế lớp sơn epoxy gốc dầu có thể sử dụng trong thời gian dài từ 3 đến 5 năm hoặc cao hơn nữa, do đó rất phù hợp với nhu cầu cà lợi ích của các doanh nghiệp.
– Tính thẩm mỹ cao: sơn epoxy sở hữu nhiều màu sắc đa dạng cùng với đặc điểm độ bóng cao sẽ đem đến một lớp nền hài hòa, thân thiện nhưng cũng đầy tính chuyên nghiệp. Từ đó sẽ tạo được ấn tượng tốt và sự tin tưởng đối với các khách hàng và đối tác mỗi khi đến nhà máy sản xuất.
– Độ bóng: sơn epoxy gốc dầu có độ bóng cao hơn so với sơn gốc nước.
Nhược điểm của sơn Epoxy gốc dầu
– Mùi sơn khi thi công: Bởi vì sơn được tạo thành từ dung môi nên chắc chắn sẽ khó tránh khỏi các thành phần bay hơi độc hại, làm ảnh hưởng đến sức khỏe khi hít phải trong quá trình thi công. Đây cũng được xem là nhược điểm chính của loại sơn epoxy gốc dầu này. Chính vì thế các nhà sản xuất đã đưa ra khuyến nghị đợi đến 7 ngày sau khi sơn mới bắt đầu sử dụng nhằm bay hết mùi sơn, đồng thời để lớp sơn trở nên khô cứng hoàn toàn.
– Độ phẳng tương đối: màng sơn epoxy gốc dầu có tổng độ dày chỉ từ 150 đến 300µm, do đó độ phẳng của lớp sơn chủ yếu phụ thuộc vào bề mặt sàn bê tông ra sao. Nếu gặp phải sàn bê tông có độ gợn sóng cao sẽ khó tránh khỏi nguy cơ bong tróc, xước sơn về sau. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chất lượng của lớp sơn, thế nên rất cần có những biện pháp bảo đảm cho bề mặt sàn trước khi sơn.
– Độ ẩm thi công: độ ẩm của loại sơn epoxy gốc dầu nằm ở khoảng chỉ từ 5 – 8%. Do đó đối với các khu vực có độ ẩm quá cao vượt mức 10% trở lên, trước khi đổ bê tông hay bắt đầu sơn đều không thể thiếu các biện pháp chống ẩm hữu hiệu. Nếu không sẽ rất khó để có được lớp sơn đạt tiêu chuẩn như mong muốn.
2. Ưu và nhược điểm của sơn Epoxy gốc nước
Sở dĩ có tên gọi là sơn epoxy gốc nước vì đây là loại sơn Epoxy hai thành phần và được sử dụng nước làm dung môi hòa tan. Cũng giống như sơn gốc dầu, chức năng chính của sơn epoxy gốc nước là sử dụng làm sơn phủ trên bề mặt sàn bê tông, tường, kim loại….
Ngoài ra sơn epoxy gốc nước còn có thể dùng để thay thế cho lớp lót epoxy gốc dầu trong một số trường hợp.
Để đạt được một công trình sơn epoxy thật hoàn hảo và bền bỉ nhất, cần phải trải qua 2 bước cơ bản:
– Sơn lót epoxy gốc nước: bước này có tác dụng như một lớp trung gian liên kết giữa bề mặt nền bê tông với lớp sơn thêm phần bền chặt. Có thể nói đây là lớp sơn bắt buộc khi dùng đến sơn epoxy cho bất kỳ loại bề mặt nào.
– Sơn phủ epoxy gốc nước: lớp sơn này sẽ làm nên màu sắc riêng biệt và tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt sơn. Ngoài ra nó còn giúp phát huy tất cả các đặc tính vượt trội của dòng sơn epoxy so với các loại sơn khác.
Trong số các ưu điểm nổi bật của sơn epoxy gốc nước có thể nói đến yếu tố vệ sinh và yếu tố tải trọng. Do đó mà hiện nay ngày càng nhiều chủ đầu tư tin tưởng lựa chọn loại sơn này cho công trình sạch của mình.
Epoxy gốc nước là lựa chọn phù hợp để ứng dụng vào các khu vực và bề mặt sàn có nhu cầu về yếu tố vệ sinh cao, bao gồm như: Dược phẩm, thực phẩm, đồ ăn, khu vực chế biến, phòng y tế, hay phòng bếp,…
Ưu điểm của sơn epoxy gốc nước
– Hàm lượng VOCs thấp, không gây hại đến sức khỏe con người trong quá trình thi công, nhờ vào thành phần dung môi gốc nước nên rất thân thiện với môi trường. Cũng như không hề tạo mùi khó chịu.
– Chất lượng sơn phù hợp với điều kiện thời tiết của cả 4 mùa.
– Lớp sơn nhanh khô dù trong môi trường có độ ẩm tương đối cao.
– Độ bền cao, tuổi thọ lâu dài.
– Khả năng thẩm thấu tốt, giúp đem lại bề mặt láng, mịn, bóng mờ.
– Có thể sử dụng trong môi trường độ ẩm cao
Nhược điểm của sơn epoxy gốc nước
– Nhằm tránh nhược điểm sơn bị bong tróc, tốt nhất nên phủ sơn lót epoxy gốc nước trước sẽ có tác dụng làm tăng độ bền dính giữa bề mặt nền và lớp sơn màu. Đồng thời giúp tăng tính thẩm mỹ và độ bền cao.
– Giá thành: Sơn epoxy gốc nước có giá cao hơn sơn gốc dầu khoảng 20 – 30%.
– Độ bóng: Khác với sơn gốc dầu, sơn epoxy gốc nước chỉ tạo nên một bề mặt bóng mờ.
3. Ưu và nhược điểm của sơn Epoxy tự san phẳng
Đúng với tên gọi của nó, loại sơn epoxy này chỉ thích hợp dùng riêng cho bề mặt phẳng, và không tương thích với bề mặt đứng. Bởi lẽ nguyên tắc hoạt động của loại sơn này là tự cân bằng bề mặt. Từ đó bạn có thể dễ dàng điều chỉnh được độ dày của màng sơn theo ý muốn, mức tối thiểu là 1mm.
Không những thế, loại sơn Epoxy tự san phẳng còn có ưu điểm tự dàn trải đều lớp sơn, hỗ trợ che lấp toàn bộ khuyết điểm trên mặt nền. Đem lại cho người dùng một bề mặt sàn liền mạch, bằng phẳng và có độ sáng bóng cao.
Sau đây là một số khu vực thích hợp sử dụng epoxy tự san phẳng:
– Tầng hầm, bãi đỗ xe của các tòa nhà, khu chung cư, bãi đậu xe,…
– Sàn nhà máy chế biến thực phẩm, dược phẩm,…
– Bề mặt sàn văn phòng, nhà ở,…
Ưu điểm của sơn Epoxy tự san phẳng
– Độ bền cao.
– Đem lại bề mặt sơn có tính thẩm mỹ cao, sáng bóng bằng phẳng.
– Khả năng chịu được tải trọng lớn từ 0 lên đến 10 tấn.
– Thành phần sơn thân thiện với môi trường, không tạo mùi khó chịu.
– Ít bị ảnh hưởng bởi tác động từ môi trường xung quanh, bao gồm cả hóa chất và nhiệt độ cao.
– Khả năng chịu mài mòn và độ va đập cao.
– Chống trơn trượt hữu hiệu ngay cả trong điều kiện nước.
– Vệ sinh sạch sẽ dễ dàng, nhanh chóng.
Nhược điểm của sơn Epoxy tự san phẳng
– Cần phải trộn sơn sao cho thật đều tay để tránh trường hợp sơn đóng rắn, vón cục mất thẩm mỹ.
– Giá thành để thi công loại sơn này khá cao do yêu cầu nhân viên thi công có trình độ kỹ thuật cao vì phải làm trong điều kiện diện tích rộng, phức tạp.
– Đòi hỏi người thợ thi công phải có kinh nghiệm dày dặn.
Nguồn: rexam.co