Toàn cảnh thị trường sơn tạo nên bức tranh Việt

1. Cạnh tranh thị trường sơn nội và sơn ngoại.

Hiện tại, Thị trường Việt Nam có khoảng 600 doanh nghiệp sản xuất và phân phối sơn, trong đó khoảng 100 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo của VPIA, trong 5 năm gần đây, sơn ngoại dù có số lượng ít nhưng chiếm 65% thị trường Việt nam, sơn nội chỉ chiếm 35% nhưng đang có tốc độ tăng trưởng.

– Sơn Ngoại:

Các hãng sơn ngoại nổi tiếng : Akzonobel, Jotun, Nippon, Baumatic…đã phổ biến trên toàn cầu và có mặt tại Việt Nam.

Sơn ngoại bao phủ đủ chủng loại. Chỉ cần tìm hiểu về thị trường sơn nước có thể thấy mỗi  loại sơn ngoại đều có tính năng riêng biệt. Sản phảm sơn ngoại phục vụ cho nhiều mục đích như sơn sân bay, tàu biển, sơn phủ tôn mạ, gỗ….

– Sơn Nội:

Các hãng sơn nổi tiếng: Kova, Đại bàng…chiếm 35% thị trường  là nhà sản xuất trong nước. Dù vậy, thị trường sơn nội vẫn có tốc độ tăng trưởng khả quan. So với sơn ngoại, sơn nội dù chất lượng tốt nhưng không cạnh tranh được với lý do đầu tư quảng cáo và sơn ngoại đã đi vào thị trường từ rất lâu. Để giành thị phần các hãng sơn nội cần đầu tư quảng bá sản phẩm qua các phương tiện truyền thông và chương trình vì cộng đồng. Giảm giá cũng là cách để các hãng sơn nội cạnh tranh với nhau và cả thị trường sơn ngoại. Giảm giá sâu không chỉ được các hãng lớn áp dụng mà nhiều chủng loại sơn mới cũng có mức chiết khấu từ 30->50 % so với giá hãng. Đáng chú ý, một số doanh nghiệp trong nước mạnh dạn chinh phục thị trường nước ngoài như sản phẩm sơn đá, sơn áo chống đạn của hãng Kova…

2. Cơ hội và tiềm năng

Các hãng sơn nội dù còn “lép vế” nhưng cũng rất quyết liệt trong việc tranh giành thị phần.

Đơn cử, Sơn Nero đã thành công trong việc tung dòng sản phẩm sơn chống thấm trang trí Nero Cement Paint, có chất lượng tương đương sản phẩm ngoại, nhưng giá bán thấp hơn từ 30 – 50%. Còn Alphanam cũng đã liên doanh với Sơn Kansai (Nhật Bản) để thành lập Công ty TNHH Sơn Kansai – Alphanam (năm 2012), trong khi đó Galaxy liên tục mở rộng thị trường trên toàn lãnh thổ.

Trong cuộc chạy đua này, ông Nguyễn Bình Đức – Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Sơn Galaxy cho biết, không chỉ trực tiếp sản xuất cung cấp dòng sản phẩm sơn mang thương hiệu Galaxy trên thị trường, mà Galaxy còn là đơn vị gia công cho nhiều thương hiệu sơn khác hiện nay.

“Nếu như trước đây, Galaxy chỉ tập trung vào kỹ thuật và sản xuất thì trong những năm trở lại đây, Galaxy đã đồng thời xây dựng thương hiệu, tập trung phát triển thị trường cho dòng sản phẩm của riêng mình” – ông Đức cho biết.

Tự nhận là người đi sau, nhưng Galaxy lại tự tin khẳng định mình từ chính nền tảng mà Galaxy sẵn có, đó là dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp. Đến nay, Galaxy có hệ thống phân phối tại hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. “Con số doanh nghiệp sơn nội tham gia vào thị trường tăng lên đang củng cố cho khối nội đón đầu tăng trưởng trong thời gian tới” – ông Đức khẳng định.

son-dulux.jpg

Theo các chuyên gia, sơn nội đang dần khẳng định được chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, để cạnh tranh sòng phẳng với các sản phẩm sơn ngoại, các doanh nghiệp sơn trong nước vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Cụ thể, dù có tốc độ phát triển nhanh nhưng ngành sơn vẫn chủ yếu phải nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất. Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành còn thiếu và yếu, đặc biệt ngành vẫn chưa có một tiêu chuẩn chung nhất định.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, muốn phát triển, ngành sơn Việt Nam cần phải xây dựng đồng bộ từ nguyên liệu tới các tiêu chuẩn sản xuất, giải quyết được bài toán nguồn nhân lực, đặc biệt các doanh nghiệp nội cần phải có cái nhìn dài hạn với sự tập trung vào các chiến lược về giá và hậu mãi để thu hút khách hàng.

Nguồn: https://tuyenbanhang.com/thi-truong-son-toan-canh-tao-len-buc-tranh-viet-dn91.html