Chú trọng phát triển ngành sơn nước từ máy móc, công nghệ

Hiện trạng thị trường sơn Việt Nam hiện nay

Thị trường ngành sơn tại Việt Nam những năm vừa qua chính là cuộc chiến gay go giữa hàng trăm hãng sơn trong và ngoài nước. Theo thống kê của Hiệp hội Sơn – Mực in Việt Nam (VPIA), cả nước đang có khoảng 600 doanh nghiệp ngành sơn, trong đó hơn 70 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ghi nhận từ thị trường những năm gần đây cho thấy, ngoài các tên tuổi lớn toàn cầu như Jotun, Dulux, Nippon, 4 Oranges, thị trường sơn Việt Nam cũng đang chứng kiến nhiều thương hiệu đang phát triển mạnh mẽ như: sơn Nero, sơn TOA, sơn Hà Nội,…

Sự góp mặt của hầu hết các “ông lớn” như Dulux, Nippon…trong ngành sơn thế giới đang khiến cho cuộc cạnh tranh trên thị trường sơn Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt. Để giữ chân được khách hàng của mình, các hãng sơn đều có những chiến thuật riêng, từ khâu sản xuất đến khâu đưa sản phẩm ra thị trường: Giá bán, chất lượng, mẫu mã, đến các chế độ hậu mãi, bảo hành…

Bài toán đầu tư giúp doanh nghiệp tăng thị phần, tính cạnh tranh và tạo ra giá trị bền vững

Để cụ thể hóa được lợi thế này các doanh nghiệp sơn phải tăng cường các trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, đảm bảo tiêu chuẩn để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, năng suất lao động tăng và tăng khả năng cạnh tranh. Và vấn đề này, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể nhanh chóng bắt kịp được.

Chi phí đầu tư cao nhưng để mang lại giá trị thặng dư tương ứng là điều cần được doanh nghiệp sơn Việt Nam nhìn nhận và tính toán chính xác trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp mình.

Điển hình, trong những năm gần đây các hãng sơn Việt Nam đã thay đổi tư duy đầu tư hướng tới giá trị lâu dài khi đầu tư trang thiết bị, máy móc với công nghẹ mới hiện đại của một số thương hiệu nổi tiếng thế giới về cung cấp dây chuyền sản xuất sơn, máy nghiền, máy khuấy trộn – phân tán sơn như NIEAMNN – Đức, Ichemad Profarb – Ba Lan,…

Một số yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm đầu ra của các hãng sơn

Để khẳng định vị thế của mình và tăng thêm thị phần, bên cạnh việc đầu tư đồng bộ máy móc thiết bị hiện đại các doanh nghiệp cũng đồng thời cần cải thiện chất lượng từ nguyên vật liệu đầu vào đảm bảo chất lượng và tiêu chí kỹ thuật.

Ngoài ra, các hãng sơn còn cần trang bị cho cán bộ, công nhân khối nhà máy lượng kiến thức sâu rộng về chuyên ngành. Hàng tháng, quý nên tiến hành kiểm tra trình độ của công nhân khối nhà máy qua những bài test cơ bản, việc kiểm tra nghiêm ngặt trình độ giúp tăng khả năng nhận thức và trách nhiệm của công nhân trong quá trình sản xuất, đồng thời có hướng khắc phục và cải thiện để tăng hiệu quả dây chuyền sản xuất.

Như vậy, với việc “sơn ngoại” đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường trong nước như hiện nay, có thể thấy rằng mấu chốt của việc cạnh tranh với những hãng sơn này đó chính là chất lượng của sản phẩm, các hãng sơn nội nếu muốn có chỗ đứng trên thị trường thì đòi hỏi cần phải đầu tư kỹ càng cho quá trình sản xuất để cho ra đời những thương phẩm có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Nguồn: yourtech.vn